Van điều khiển BUROCCO
Trong công nghiệp, việc điều chỉnh các thông số nhiệt độ, lưu lượng, áp suất, điều khiển khí nén của hệ thống đường ống công nghệ và thiết bị là điều quan trọng. Bài viết này chia sẻ các kiến thức về van điều khiển như khái niệm, cấu tạo cũng như ứng dụng của van điều khiển trong công nghiệp Việt Nam.
Van điểu khiển là gì
Van điều khiển là thiết bị điều chỉnh lưu lượng, áp suất của môi chất đi qua van dựa trên cơ cấu tác động lên ty van. Qua đó các thông số vận hành sẽ được điều chỉnh tự động hóa như cài đặt.
Có nhiều loại valve điều khiển và cách phân loại, dựa trên đặc điểm vận hành, cấu tạo thân van hoặc nguồn lực để tác động.
Tại saophải sử dụng van điều khiển?
Có những vị trí làm việc của van đòi hỏi thông số hoạt động thay đổi theo mong muốn một cách thường xuyên, liên tục hoặc những vị trí mà người vận hành khó có thể thao tác một cách dễ dàng. Chính vì vậy van điều khiển sẽ khắc phục những đặc điểm này thông qua thông số cài đặt sẵn.
Khi áp dụng van điều khiển vào sơ đồ công nghệ, con người có thể giám sát van một cách trực quan trên màn hình điều khiển, do đó tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực. Hơn nữa tính ổn định của những thiết bị này gần như tuyệt đối, nhà máy an tâm sản xuất.
Cấu tạo của van điều khiển
Van điều khiển có 3 cơ cấu chính, tuỳ vào mục đích vận hành mà có thể tách rời ra hoặc phải kết hợp hoàn toàn
Bộ phận tác động( actuator)
Nguồn lực để vận hành van, giúp van hoạt động theo mong muốn. Van đóng nhanh hay chậm, đóng hoàn toàn hay mở theo tỉ lệ cài đặt là do bộ phận này.
Actuator có nhiều nguyên lí chế tạo, nhưng phổ biến hiện nay có:
- Actuator khí nén
- Actuator điện
- Actuator thuỷ lực
- Actuator dùng coil điện từ( solenoid valve)
Theo dạng actuator, trong bài viết này sẽ đi sâu vào 2 dạng van chính, thường gặp nhất đó là:
- Van điều khiển bằng điện
- Van điều khiển bằng khí nén
Thông số cơ bản và quan trọng nhất của actuator chính lực lực đóng/ mở, đơn vị thường gặp là Newton.
Muốn van hoạt động đúng, việc lựa chọn actuator là hết sức quan trọng, dựa trên kích cỡ đường ống, độ chênh áp suất trước và sau van, chúng ta có thể tính toán được để lực chọn loại actuator phù hợp sau cho tối ưu nhất.
Cùng một loại actuator nếu lắp đặt trên 2 size valve khác nhau thì lực đóng mở của cả van sẽ tỉ lệ nghịch với kích cỡ này.
Phần thân valve( body)
Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi chất, chứa phần seal làm kín, đĩa điều chỉnh cũng như các chi tiết kết nối với actuator
Thân van cũng có nhiều loại, như van cầu, van cổng, van bướm điều khiển khí, van bi điều khiển, van dao…
Dựa trên đặc điểm của thân van, chúng ta phân loại được nhiều chủng loại van điều khiển
- Van cầu điều khiển
- Van bướm điều khiển
- Van bi điều khiển
- Van cổng điều khiển
Thân van sẽ được chế tạo bằng vật liệu đạt tiêu chuẩn căn cứ vào đặc tính môi chất, nhiệt độ/ áp lực làm việc thực tế.
Bộ phận điều chỉnh vị trí( positioner)
Đây là phần quan trọng nhất đối với ứng dụng van cần điều chỉnh hành trình theo tỉ lệ. Nguyên lý chung của positioner là biến tín hiệu điều khiển thành lực điều chỉnh hành trình của với tới một % mong muốn. Có nhiều dạng tín hiệu được sử dụng đó là tín hiệu 0-10 Volt hoặc 0-20mA, 4-20mA, nhưng phổ biến hiên nay nhất là dạng tín hiệu 4-20mA.
Van điều khiển điện và van điều khiển khí nén được phân tích trong bài viết này, vậy nên chúng ta sẽ có 2 loại positioner tương ứng.
- Positioner dùng cho van khí nén: nhận tín hiệu control và điều chỉnh khí nén ngõ ra giúp van chạy đúng hành trình
- Positioner dùng cho van điện: thường tích hợp luôn trên board mạch van, điều chỉnh motor điện.
Về mặt tổng quan, van điều khiển là cơ cấu chấp hành lệnh điều khiển từ controller hoặc PLC, positioner là cơ cấu nhận lệnh điều khiển này. Tuỳ theo yêu cầu theo dõi, chúng ta có thể lựa chọn loại positioner có chức năng feedback( phản hồi) vị trí hành trình của valve về bộ điều khiển.
Khi nào dùng van điều khiển khí nén?
Van khí nén được dùng phổ biến nhất bởi vì những ưu điểm như sau:
- Cơ cấu tương đối đơn giản, các bộ phận dễ bị hư hỏng( màng van, positioner) khi muốn bảo trì sẽ vô cùng dễ dàng.
- Giá thành cạnh tranh hơn van điều khiển điện
- Thời gian phản hồi lệnh điều khiển nhanh, lực đóng mở van không giới hạn( tuỳ thuộc kích cỡ actuator)
- Bền bỉ, ít hỏng vặt.
Tuy nhiên van khí nén cũng có những nhược điểm như:
- Bắt buộc phải có hệ thống khí nén sạch, ổn định
- Độ chính xác có phần thấp hơn một chút so với van điều khiển điện
Khi nào dùng van điều khiển điện?
Không thể phủ nhận những ưu điểm của van điều khiển điện như:
- Sử dụng được tại nhà máy không có nguồn khí nén ổn định
- Độ chính xác cực cao
Bên cạnh đó, những mặt hạn chế của van điện phải kể đến là:
- Tốc độ đóng mở chậm
- Kết cấu phức tạp, khi hỏng hóc phần điện khó khắc phục nhanh
- Giá thành cao
Mua van điều khiển ở đâu?
Hiện tại Kim Thiên Phú là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn giải pháp và chuyển giao sản phẩm cho khách hàng.
Chúng tôi là đại lý chính thức của hãng van điều khiển Klinger( Burocco) là một hãng nổi tiếng toàn cầu với nhiều nhà máy trải dài khắp các châu lục.
Chúng tôi mong những kiến thức cơ bản ở trên có thể giúp bạn đọc hiểu rõ được những đặt tính cơ bản của van điều khiển, và qua đó có thể lựa chọn chủng loại van thích hợp với mục đích sử dụng.
Bạn đang tìm địa chỉ mua van điều khiển chính hãng uy tín và chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh, hãy liên hệ ngay qua số hotline 090 679 0638 để trở thành 1 trong 99.999 khách hàng thân thiết của Kim Thiên Phú, chúng tôi sẽ giúp bạn tư vấn và cung cấp bảng giá các loại van điều khiển cùng nhiều chương trình ưu đãi và chính sách bảo hành tốt nhất hiện nay.